1. Hàng nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa có chứa những chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, là những chất, vật phẩm có đặc tính nổ, dễ cháy, độc hại, lây nhiễm hoặc ăn mòn.

Loại hàng này có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn, an ninh quốc gia và cần được đóng gói, đóng dấu, dán nhãn, xử lý cẩn thận trong quá trình vận chuyển.

   2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm

Dựa trên đặc điểm, tính chất vật lý, tính chất hóa học, hàng nguy hiểm được chia thành 9 nhóm:

Nhóm 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.

Bao gồm các loại chất và vật liệu có khả năng phát nổ. Ví dụ như pháo hoa, pháo sáng,…

Tùy theo mức độ phản ứng, chất nổ được chia thành 6 nhóm nhỏ:

  • Nhóm (Division) 1.1. Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm (Division) 1.2. Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm (Division) 1.3. Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm (Division) 1.4. Chất và vật phẩm có nguy cơ đáng kể.
  • Nhóm (Division) 1.5. Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm (Division) 1.6. Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng

Nhóm 2: Chất khí

Bao gồm các chất khí nén, hoá lỏng hay hoà tan có áp suất. Ví dụ bình ga, bình chữa cháy,….

  • Có thể chia thành các nhóm:
  • Nhóm (Division) 2.1 Khí dễ cháy
  • Nhóm (Division) 2.2 Khí không dễ cháy, không độc hại
  • Nhóm (Division) 2.3 Khí độc hại

Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

Ví dụ như các loại sơn, dầu, xăng, cồn, …

Nhóm 4: Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy

Là các chất dễ bắt lửa hoặc có khả năng tự bùng cháy; các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.

Ví dụ như photpho, lưu huỳnh, diêm,…

Có 3 phân nhóm đối với hàng nguy hiểm loại 4:

  • Nhóm (Division) 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
  • Nhóm (Division) 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
  • Nhóm (Division) 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Hình 1: Phân loại hàng nguy hiểm​

Nhóm 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa

Được chia làm 2 nhóm:

  • Nhóm (Division) 5.1 Chất oxy hóa
  • Nhóm (Division) 5.2 Peroxit hữu cơ

Chúng phản ứng dễ dàng với các vật liệu dễ cháy hoặc dễ bắt lửa khác, có nghĩa là đám cháy có thể bùng phát và tiếp tục trong không gian hạn chế. Ví dụ như phân bón, chì nitrat,…

Nhóm 6: Chất lây nhiễm và độc hại

Nhóm này cũng được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm (Division) 6.1 Chất độc. Chẳng hạn như thuốc trừ sâu.
  • Nhóm (Division) 6.2 Chất gây nhiễm bệnh như các dung dịch xét nghiệm máu, xét nghiệm y tế,..

Nhóm 7: Chất phóng xạ

Nhóm 8: Chất ăn mòn

Những chất này có khả năng cao gây ra phản ứng phân hủy, làm tổn hại đến phương tiện vận chuyển và những đồ vật khác, mặt khác nó cũng hủy hoại tế bào sống.

Ví dụ: thuốc tẩy, ắc quy,…

Nhóm 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác

Bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên.

Để biết hàng hóa thuộc nhóm nào, bạn có thể dựa trên mục 14 thông tin vận chuyển (Transport information) của Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) hoặc dựa vào nhãn dán trên hàng hóa.

  • Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

   3. Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm

1. Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng với loại hàng hóa.

Ðối với những loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý chuyên ngành công bố.

2. Bộ quản lý chuyên ngành công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế về bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hoá nguy hiểm áp dụng đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm do Bộ quản lý.

 4. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

1. Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định.

3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm theo mẫu quy định. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.

Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, xin Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Bộ Phận Chăm Sóc Khách Hàng của TGI TRANS